CẨM NANG HƯỚNG DẪN CHỌN RÈM CỬA SỔ

1. Nên bắt đầu từ đâu?

Hãy bắt đầu bằng việc bạn muốn kiểu rèm có chức năng như thế nào. Nếu muốn loại rèm che chắn ánh sáng tốt hoặc che kín cửa sổ hoàn toàn, bạn nên chọn loại rèm có thêm một lớp lót cản sáng. Nếu bạn chấp nhận để một chút ánh sáng xuyên qua rèm, hoặc rèm cửa sổ chỉ đơn thuần là một thứ để trang trí  bạn chỉ chọn rèm 1 lớp  Mặc dù sử dụng thêm lớp lót sẽ tăng thêm chi phí, nhưng nó sẽ kéo theo những ưu điểm sau: lớp lót sẽ bảo vệ vải rèm khỏi bị ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp gây hư hại vải, qua đó mà tăng thêm tuổi thọ của rèm. Lớp lót cũng có tác dụng cản bụi từ bên ngoài, và khiến cho bộ rèm dầy dặn và sang trọng hơn

2. Chất liệu vải và màu sắc thì sao?

Chất liệu  vải

Hãy để ý đến phong cách  chung của căn phòng. Những không gian cần trang trọng thì bạn nên sử dụng vải lụa hoặc nhung nặng (rất tốt để chắn ánh sáng); khi muốn vệ sinh thì bạn phải sử dụng phương pháp giặt khô. Rèm bằng vải cotton hoặc pha cotton sẽ phù hợp với mục đích trang trí, tạo sự nổi bật hoặc phá cách cho căn phòng nhiều hơn.  

(Rèm nhung mang lại vẻ sang trọng cho căn phòng)

Màu sắc

Việc phối màu tùy thuộc vào chủ đích của bạn: bạn muốn rèm là một phần hài hòa với căn phòng, hay trở thành điểm nhấn trong nhà. Để phối màu, bạn nên chọn rèm có cùng tông với tường nhưng sắc độ tối hơn, hoặc sử dụng cách tinh tế hơn là chọn từ màu sắc của một đồ nội thất không phải chủ đạo trong căn phòng (ví dụ chọn màu của thảm lót với sắc độ tối hơn chẳng hạn).

(Chọn màu rèm cùng tông với màu nội thất)

Sử dụng màu sặc sỡ sẽ khiến tấm rèm nhà bạn nổi bật lên và gây ấn tượng mạnh với khách vừa bước chân vào phòng bạn. Bạn cũng đừng quên rằng ở khoảng không gian gần cửa nơi có ánh sáng chiếu vào, màu sắc của rèm trông sẽ khác đi. Màu xanh dương sẽ trông huyền ảo hơn, và mầu hồng sẽ trông tươi tắn hơn.

(Chọn tông màu sặc sỡ để làm nổi bật căn phòng)

Họa tiết trang trí trên rèm

Có một nguyên tắc: nếu đồ nội thất nhà bạn có họa tiết (hoặc thảm sàn nhà có họa tiết), bạn nên sử dụng rèm có màu đơn sắc; còn nếu đồ nội thất là đơn sắc thì bạn nên sử dụng rèm có họa tiết. Để tạo sự thoải mái và nhẹ nhàng, hãy sử dụng rèm có họa tiết nhỏ, trung tính như chấm bi hoặc các họa tiết cong như cánh hoa. Còn muốn tạo ấn tượng mạnh mẽ và phá cách, bạn có thể chọn loại rèm có họa tiết lớn và cầu kỳ, chi tiết.

 (Họa tiết hoa nhỏ dễ hài hòa với đồ nội thất)

3. Nên chọn rèm có chiều dài thế nào? 

Thường thì rèm sẽ kéo dài chấm đến sàn nhà, trừ khi phía dưới cửa sổ có kê đồ vật (như kệ, lò sưởi hay bàn) hoặc là có chân tường. Độ dài hợp lý nhất nếu chân rèm chạm tới sàn nhà (hoặc là mặt bàn nếu có bàn kệ bên dưới và đến vạch tường nếu là rèm cho ô cửa sổ ). Nếu rèm của bạn quá ngắn thì trông nó sẽ lơ lửng giữa tường, thô kệch và xấu xí. Dưới đây là 2 cách chọn chiều dài rèm phù hợp nhất:

Chạm sàn hoặc chân tường:

Đây là phong cách cổ điển và gọn nhẹ, trong trường hợp bạn phải kéo mở rèm nhiều lần (để có thể kéo ra kéo vào dễ dàng mà không bị sàn nhà làm vướng rèm). Chân rèm nên chấm sàn hoặc cách sàn khoảng 0.5cm đến 2cm. Phong cách này cũng phù hợp cho các loại rèm ở phòng bếp và phòng tắm, nơi mà rèm dài ít khi được sử dụng.

 (Rèm chạm sàn nhà)

Rủ xuống sàn một chút

Rèm quết là kiểu dáng hợp thời trang nhất hiện này. Chúng trông mềm mại hơn kiểu rèm chấm sàn, nhưng trông rất đỏm dáng - nom như một chiếc váy đầm. Phương án này cũng rất phù hợp trong trường hợp sàn nhà của bạn gồ ghề. Ngoài ra, những tấm rèm rủ xuống sàn khoảng (15cm) sẽ nhìn trông rất dài và lộng lẫy trong những căn phòng sang trọng. Đối với loại rèm rủ này, bạn cần làm chúng phồng lên tự nhiên sau mỗi lần vệ sinh rèm, hoặc có động vật nằm lên phần rủ xuống sàn của rèm. Tuy nhiên đối với loại rèm này , sàn nhà luôn phải thật sạch sẽ, đa phần những khách hàng lựa chọn phong cách này thì sàn nhà luôn trải thảm nếu không sẽ ảnh hưởng đến phần chất lượng vải khi kéo rèm ra vào cọ xát với mặt sàn

 4. Chiều rộng của rèm bao nhiêu?

Để đảm bảo rèm đủ rộng và che kín hết cửa sổ, và có thể cộng sang mỗi bên khoảng 20cm để đảm bao che sáng được hết cửa. Vải may rèm thì thường nhân hệ số nhún là từ 2 đến 2,5 lần tùy từng kiểu đáng rèm để lựa chọn. Trong trường hợp bạn cố định rèm vào cửa và không có ý định kéo rèm ra, bạn chỉ cần may một nửa  chiều rộng cửa sổ để trang trí.

 5. Nên treo rèm như thế nào?

 Treo trong lòng cửa:

Dành cho cửa sổ có chiều sâu tối thiểu là 10cm, khi đó thanh rèm sẽ được bắt lên trên cùng, phía trong khung cửa.

 Treo phía trên cửa sổ:

Để tạo cảm giác cửa sổ trông có vẻ cao hơn, treo khung rèm từ 10.2 - 15.2 cm phía trên cửa sổ - hoặc nằm ở khoảng giữa khung cửa và trần nhà. Nhưng ko nên cao quá (20.3 cm) so với khung cửa sẽ xấu và bất tiện cho bạn khi kéo, mở rèm.

 Treo rộng hơn khung cửa sổ:

Sử dụng thanh rèm dài thêm 16.2cm về mỗi đầu sẽ khiến cửa sổ trông rộng và đem lại nhiều ánh sáng hơn khi mở rèm (rèm sẽ nằm ra bên ngoài và không che phần khung cửa).Bạn có thể sử dụng phương án này để biểu lộ hết những họa tiết đẹp đẽ trên khung cửa, bằng cách mở rộng thêm 32 cm về mỗi đầu.

 Treo trong hộc rèm

 Treo rèm trong hộp là kiểu lắp đặt rèm cửa lọt trong một rãnh đã thiết kế sẵn trên trần nhà, có thể là rãnh trần thach cao hoặc trần gỗ. Khi đó toàn bộ phần thanh treo rèm cửa cũng như các phần yếu điểm của rèm cửa được rãnh âm trần này che giấu, chỉ để lộ những phần đẹp nhất của rèm cửa, điều đó giúp cho không gian nội thất đã sang trọng lại thêm hoàn hảo.

 6. Các kiểu may rèm?

 Phần đỉnh rèm sẽ định hình kiểu dáng chung của cả tấm rèm - trông trang trọng, trông nữ tính hay lộng lẫy. Bên cạnh đó, cấu tạo của đỉnh rèm còn khiến cho việc kéo/mở rèm có dễ dàng hay không. Dưới đây là một số kiểu đỉnh rèm thông thường:

 Kiểu cơ bản: Ô rê


Đỉnh rèm may thành dạng ống

Đỉnh rèm múi kẹp (xếp li)

Đỉnh rèm múi dẹt

 


Đỉnh rèm định vị

7. Tôi nên sử dụng loại thanh ngang nào? 

Thanh ngang treo rèm nên đồng nhất với style chung của cả căn phòng. Với những loại thanh ngang bị ẩn đi hoàn toàn bên trong vải rèm, thì bạn chỉ cần lưu ý đến chức năng đơn thuần của nó mà thôi. Dưới đây là một số loại thanh ngang phổ biến:

Thanh kiểu dáng cổ điển Thanh ngang có hai đầu chốt thường được trạm trổ bằng họa tiết uốn lượn và có thể tháo rời, thay thế được. Bạn nên chọn loại thanh có họa tiết phù hợp với style chung của cả phòng. Có thể sử dụng loại thanh đôi để treo 2 lớp rèm, 1 lớp vải dầy, một lớp vải mỏng, tạo sự mềm mại và thanh lịch bộ rèm

(Thanh ngang đôi)

Thanh chữ U

Thanh này có hình dáng chữ U, hai đầu chữ U sẽ được gắn vào tường phía bên trên cửa sổ. Nhờ đó, tấm rèm có thể được kéo vòng sang hai bên và che kín hoàn toàn cửa sổ. Loại này cũng có dạng thanh kép, trong trường hợp bạn muốn sử dụng thêm lớp rèm lót bên trong.

 Thanh có ray trượt

Các móc treo được gắn vào ròng rọc và chạy trên ray bên trong thanh. Dạng thanh này có thể gắn lên tường hoặc trần nhà. Một vài loại nhìn bên ngoài như một hộp kín, giấu đường ray và ròng rọc phía bên trong. Với loại này, bạn có thể kéo trượt rèm rất nhẹ nhàng.


 8. Có cần phải cột rèm lại không?

 Nếu bạn muốn lấy nhiều ánh sáng vào phòng, mở rộng góc nhìn thì bạn nên cột lại. Bạn có thể lắp thêm núm gỗ (hoặc kim loại) trên tường, ở hai bên hông cửa sổ (thường được gọi là rosette) tại vị trí bằng ⅔ chiều dài tính từ đỉnh rèm trở xuống. Một cách cột rèm khác vừa đơn giản mà tạo cảm giác nhẹ nhàng, đó là sử dụng dây thừng có tua rua. Cách thức cột rèm thông thường hơn, đó là cột rèm chính giữa cửa sổ bằng một dải băng grosgrain rộng.


 9. Giá thành

Thông thường rèm sẽ có giá hoàn chỉnh lắp đặt cao hơn so với mành do thanh phụ kiện đi kèm và khối lượng vải cần sử dụng nhiều hơn.


Trên đây là toàn bộ những kiến thức cần biết để bạn có thể lựa chọn những tấm rèm cửa cho ngôi nhà của mình. Tại INCANTO, chúng tôi cung cấp tất cả các loại mành rèm cao cấp cho căn hộ, biệt thự, các công trình office và khách sạn. Hãy đến showroom của chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất. 

 

 

 


Cũ hơn