CÁ TÍNH HƠN VỚI RÈM PHA MÀU

Trong suy nghĩ của nhiều người, rèm thường chỉ có một màu. Tuy nhiên cũng giống như thời trang, xu hướng pha trộn màu sắc đang khiến những bộ rèm đơn giản trở nên thú vị và thời trang hơn bao giờ hết. Hãy chứng tỏ gu thẩm mỹ và cá tính riêng biệt bằng cách “chơi” nhiều hơn một màu cho bộ rèm, bạn sẽ bất ngờ với hiệu ứng rất riêng mà nó mang lại.

 

Cách chơi màu, hòa trộn dần màu này sang màu khác  trên một bộ rèm bắt nguồn từ phong cách Ombre (sắc thái, độ đậm nhạt của màu sắc) trong thiết kế, thường là sự chuyển gam màu từ nhạt sang đậm một cách hài hòa và thu hút.  Phối màu sáng tạo theo phong cách Ombre tạo nên ảo giác về chiều sâu và ánh sáng, giúp nới rộng không gian, mang lại cảm giác thoáng đãng và tâm trạng phấn khởi.

 

Vải pha mầu sẵn

 

Bạn có thể chọn lựa những mẫu vải in sẵn họa tiết ombre nếu bạn thực sự chưa chắn chắn về việc phối hợp màu sắc. Bộ rèm họa tiết ombre dưới đây của hãng vải Harlequin - Anh được nhiều khách hàng lựa chọn bởi sự tinh tế và nhã nhặn của nó

 

Vải Moramo linens - 131926 – Harlequin

 

Pha màu theo chiều dọc

 

Các gợi ý pha màu sau đây sẽ giúp bạn tự tin hơn khi lựa chọn rèm phong cách này.  Thông thường một bộ rèm sẽ được pha trộn từ hai đến ba màu khác nhau, phụ thuộc vào gam màu điểm nhấn bạn mong muốn. Hầu hết các bức tường trong phần lớn ngôi nhà có màu trung tính, vậy hãy chọn bộ rèm có màu trung tính như: ghi, trắng, kem, nâu, sau đó kết hợp với một màu nóng bất kì mà bạn thích. Ví dụ Ghi-Vàng, Ghi - Xanh, Nâu - Cam…

 

Màu ghi có thể phối hợp với hầu hết các màu nóng để tạo ra những điểm nhấn vô cùng ấn tượng.

 

Điểm thêm những chiếc gối cùng màu sẽ mang lại một không gian hoàn hảo.

 

Nếu phối màu theo chiều dọc của bộ rèm thì lưu ý phần vải có màu nổi trội hơn sẽ là chi tiết điểm nhấn, nên tùy vào chiều rộng của cửa, để một tỉ lệ vừa phải cho gam màu này, thông thường sẽ  từ 1/4-1/2 so với vải chính (màu trung tính).

   

 

Trong trường hợp vải họa tiết là vải chính thì phần vải còn lại chỉ nên nhấn 1 chút ở 2 mép rèm

 

Nếu phối hợp rèm từ 3 màu trở lên, hãy lựa chọn những gam màu dịu mắt cùng sắc thái, không quá gắt và đối lập nhau để mang tới một tổng thể hài hòa cho bộ rèm.

   

Nên chọn một màu làm điểm nhấn chính, các màu khác làm nền

 

Pha màu theo chiều ngang

 

Cách phối màu theo chiều ngang cũng mang tới một phong cách vô cùng trẻ trung và sành điệu cho ngôi nhà. Chuyển màu từ đậm sang nhạt, nhấn nhá 1 đường vải khác màu sẽ giúp rèm vừa nổi bật vừa thể hiện sự sáng tạo, khác biệt của gia chủ. Tuy nhiên, những mẫu rèm pha màu theo chiều ngang này chỉ thích hợp với những cửa cao trên 3m và chiều rộng cửa không quá 3m, để bộ rèm nhìn không bị “lùn”, hài hòa với tổng thể của phòng.

   

Kết hợp màu theo chiều ngang mang lại sự trẻ trung, cá tính, đầy hứng khởi cho căn nhà

 

Có một điểm bạn cần lưu ý khi phối hợp nhiều loại vải trên cùng 1 bộ rèm, đó là chất liệu vải của mỗi màu phải tương đồng nhau. Nếu kết hợp 1 loại vải cứng với 1 loại vải mềm sẽ làm đường may bị nhăn nhúm, khi treo rèm lên sẽ để lộ những gân mất thẩm mỹ.

 

Với 1000m vải đa dạng màu sắc luôn có sẵn trong kho, bạn có thể thoải mái kết hợp màu để tạo nên những bộ rèm mang cá tính riêng của bạn. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

 

 

 

Hệ thống showroom

Showroom 1: Villa D24 Trần Văn Lai - The Manor - Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội

Showroom 2: 198 đường 3/2 - Quận 10 - TP HCM

Hotline Hà Nội: 091.686.1166

Hotline Hồ Chí Minh: 094.883.9898

Phone: 02437551199

----------------------------------------

Hướng dẫn về cách phối màu:

 

Bảng phối màu cơ bản

10  nguyên tắc phối màu cơ bản:

 

STT

Nguyên tắc phối màu

Chi tiết

1

Phối màu không sắc (Achromatic)

Nguyên tắc này chỉ dùng màu đen trắng và xám.

2

Phối màu tương tự (Analogous)

Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.

3

Phối màu chói (Clash)

Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu.
Ví dụ: Màu bổ sung của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu chói là màu xanh dương nằm bên trái màu bổ sung.

4

Phối màu bổ sung (Complementary)

Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu.
Ví dụ:
Vàng – Tím.
Xanh dương – Cam.

5

Phối màu đơn sắc (Monochromatic)

Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.

6

Phối màu trung tính (Neutral)

Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc sậm hơn.

7

Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary)

Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ sung.

8

Phối màu căn bản (Primary)

Dùng ba màu chính căn bản Đỏ - Vàng – Xanh.

9

Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary)

Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ hai.
Ví dụ: Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam.

10

Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary)

Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung cấp thứ ba.
Ví dụ:
Đỏ cam – Xanh tím và Vàng xanh.
Lục lam – Vàng cam - Đỏ tím.

 


Cũ hơn Bài viết mới